top of page

Nguyễn Thế Hùng ở Hanoi Studio Gallery

Những nhà tu hành trong các ngôi đền đầy khói hương, trầm mặc; phong cảnh làng quê trù phú với những người nông dân đội nón lá, lưng còng trên ruộng; những hàng cây nối dài dọc theo con phố chợ chật hẹp, xô bồ, hối hả… tất cả đều thể hiện một thế giới già nua, chậm chạp. Các thế hệ họa sỹ Việt Nam vẫn tiếp tục khai thác đề tài muôn thuở ấy. Nghệ thuật Việt Nam hiện đại và đương đại chủ đề vẫn chung như vậy nhưng được diễn tả theo những cách khác nhau.

Nguyễn Thế Hùng, Vùng Đất Của Kẻ Mộng Du 02, 2017, sơn mài trên toan, 89 x 158 cm
Nguyễn Thế Hùng, Vùng Đất Của Kẻ Mộng Du 02, 2017, sơn mài trên toan, 89 x 158 cm

Sự thật là các họa sỹ vẫn hướng tới giá trị của truyền thống, đặc biệt ở miền Bắc, ngay cả khi kỹ thuật và chất liệu mới chịu nhiều ảnh hưởng hơn trong môi trường nghệ thuật thế giới, và một nền nghệ thuật chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố chính trị và xã hội sẽ khiến nền nghệ thuật đó dễ dàng được cảm nhận hơn bởi thế hệ người am hiểu nghệ thuật trong khu vực và quốc tế.


Truyền thống cũng đem lại cho các nghệ sỹ, ngay cả trong thời đại biến chuyển mạnh mẽ, một sự hoài niệm mà nhờ đó, nó trở thành tâm điểm cho tác phẩm của họ. Nghệ sỹ Việt Nam thời kỳ cách mạng Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) đã hiểu rõ điều này và ông hiểu rõ các vấn đề trong việc gắn kết truyền thống và hiện đại để đem lại sự tươi mới cho nghệ thuật đương đại Việt Nam. 28 tác phẩm đặc sắc sơn mài trên toan trong triển lãm gần đây của tác giả Nguyễn Thế Hùng, với tựa đề "Vùng Nhiều Mây", đã phần nào thể hiện được tầm nhìn của Nghiêm để tạo ra một thứ nghệ thuật đậm đà bản sắc Việt Nam.


Để thành công với tư cách một tác phẩm nghệ thuật đương đại thì thẩm mỹ về tính hoài niệm phải được làm mới: sự hòa hợp của hình thức và motif truyền thống với sắc màu và đường nét hiện đại phải kể được một câu chuyện hấp dẫn, một câu chuyện giống như cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một câu chuyện gợi mở được trí tưởng tượng. Trong tranh của Nguyễn Thế Hùng, ta bắt gặp những đám mây có thể được tìm thấy trong các tranh thờ của Phật giáo Tây Tạng hay những miếng nhỏ có màu sắc và hình dạng gợi lên sự tươi vui phi thường của Paul Klee.


Sự kỳ vọng của người thưởng tranh là rất khác nhau: có người muốn họa sỹ gửi gắm những thông điệp rõ ràng, trong khi người khác lại muốn bức tranh gợi lên nhiều câu hỏi và kích thích trí tưởng tượng của người xem. Những tác phẩm của Hùng ngợi ca nét đẹp của văn hóa và nghệ thuật sơn mài truyền thống của Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên về tranh của Hùng là những khối hình học sinh động, hấp dẫn, những chấm màu gợi nên một thế giới diệu kỳ nổi lên trên bề mặt: nhìn kỹ hơn thì sẽ bắt gặp các hình thức khác của nhiều đối tượng, kiến trúc, trang phục và các motif vẽ tranh truyền thống của Việt Nam. Câu chuyện của Hùng còn được tô đậm thêm nhờ những mảng màu đa dạng và tông màu nghiêm ngặt. Màu sắc không làm chói mắt, mà nó lôi cuốn người xem vào khả năng biểu hiện và tính siêu thực của bức tranh.


Nguyễn Thế Hùng, Bóng Và Mây 02, 2017, sơn mài trên toan, 100 x 100 cm
Nguyễn Thế Hùng, Bóng Và Mây 02, 2017, sơn mài trên toan, 100 x 100 cm

Sơn mài của Hùng đem lại một bề mặt mịn màng êm ái, trên nền đó là sân khấu trình diễn của một loạt các chủ nghĩa tượng hình, trừu tượng, siêu thực đan xen để làm nổi bật sự nhạy cảm mang tính tường thuật, đồng thời thể hiện rõ những hiểu biết của Hùng về sự tinh tế của thẩm mỹ truyền thống và hiện đại. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp tính hài hước và chút dục cảm nhẹ nhàng trong một số tác phẩm: Vùng đất của Kẻ Mộng du 04 (2017), và Phía bên kia đám mây (2017) là 2 tác phẩm thể hiện rõ cá tính này, nhưng, theo một cách mới mẻ, cá tính này thể hiện hầu hết trong series các tác phẩm Vùng đất của Kẻ Mộng du (2017).


Trong khi phong cách, màu sắc, chất liệu, motif, đường nét, lối kể và kỹ thuật của Hùng rất Việt Nam, thì đồng thời chúng ta cũng thấy rõ những ảnh hưởng hội họa Châu Âu trong các tác phẩm của Hùng ví dụ như chủ nghĩa siêu thực của Paul Klee, lập thể của Picasso, tượng hình kiểu Modigliani. Những ảnh hưởng này không nằm ngoài nghệ thuật của Hùng, mà chúng hội tụ theo cách đẩy mạnh cách dẫn dắt câu chuyện của Hùng. Chúng ta nhận thấy điều này trong các tác phẩm: Xuân, Hạ Thu và Đông (2017), Vùng nhiều mây 02 (2017).


Tính cường điệu trong các câu chuyện của Hùng được thể hiện rất khéo léo và tinh tế, đây chính là phẩm chất hấp dẫn nhất trong nghệ thuật của Hùng. Toàn bộ bộ sưu tập này đóng vai trò như một phép ẩn dụ cho di sản văn hóa phong phú của Việt Nam và đặc biệt là truyền thống sơn mài sống động.


Ian Findlay

Asian Art News

Tập 27, Số 2, 2017


Comentarios


bottom of page